Đơn vị trực thuộc

| |

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC HỘI NÔNG DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

hoa tiet.png (6 KB)

I. CÁC BAN, VĂN PHÒNG, TRUNG TÂM TỈNH HỘI:

1 - Văn phòng:

Chánh Văn phòng: Mai Thị Hường

Phó Chánh Văn phòng: Võ Thị Duyên

Phó Chánh Văn phòng: Nguyễn Hà Ngọc Phương

Điện thoại: (0258) 3 560 927

a) Chức năng:

Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh trong công việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội và phong trào nông dân; giúp thủ trưởng chỉ đạo hoạt động của cơ quan; quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện về tài chính, quản trị, hành chính của cơ quan.

b) Nhiệm vụ:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm; theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch đã được Ban Chấp hành, Ban thường vụ phê duyệt.

- Thực hiện kế hoạch tài chính và quản lý tài sản của cơ quan, đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của cơ quan. Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách hoạt động hàng năm để trình duyệt.

-Thực hiện công tác thông tin tổng hợp; soạn thảo, phát hành, lưu trữ các văn bản; xây dựng nghị quyết Ban Chấp hành.

- Giữ mối quan hệ với các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh và các huyện, thị, thành Hội; các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan.

2 - Ban Xây dựng Hội

Trưởng ban: Võ Trọng Hiếu

Phó ban: Nguyễn Thị Lê Uyên

Điện thoại: (0258) 3 560 924 - (0258) 3 560 925

a) Chức năng:

- Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội; công tác tổ chức, cán bộ; công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về công tác kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội; tham gia giám sát, phản biện việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức Hội và hội viên; tham gia công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hội viên, nông dân.

- Tham mưu nghiên cứu giúp Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh về công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân. Hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống Hội. Nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân phản ánh kịp thời với Đảng, cơ quan có thẩm quyền và Hội cấp trên.

b) Nhiệm vụ:

- Theo dõi và hướng dẫn thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của cấp trên về công tác tổ chức xây dựng Hội; đề xuất phương hướng, giải pháp kiện toàn, củng cố, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

- Xây dựng mô hình, củng cố tổ chức cơ sở Hội, hướng dẫn việc theo dõi, quản lý, phát triển hội viên. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tình hình tổ chức Hội (tỉnh, huyện, cơ sở).

- Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Hội Nông dân tỉnh và tổ chức, cán bộ đối với Hội Nông dân cấp huyện, xã. Nắm vững và thường xuyên cập nhật tình hình tổ chức, đội ngũ cán bộ Hội cấp huyện, cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho đội ngũ cán bộ huyện và cơ sở.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm đối với các cấp Hội của địa phương về việc thi hành Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết, hoạt động của Hội và phong trào nông dân; kiểm tra tài chính của Hội, quỹ Hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, việc thực hiện các chương trình, dự án của Hội.

 - Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức, triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; các chương trình phối hợp liên quan đến lĩnh vực của Ban.

- Tiếp nhận, tổng hợp, đề xuất giải pháp xử lý và tham gia giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên nông dân; theo dõi giám sát, phản biện xã hội  và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị và Quyết định 81 của Thủ tướng Chính phủ.

- Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng của các cấp Hội.

- Tổ chức, nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy địa phương và của Trung ương Hội.

- Xây dựng kế hoạch nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng, chính sách luật pháp của Nhà nước và của Hội.

- Theo dõi, phát hiện, tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua của Hội và công tác xây dựng Hội. Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên truyền, giáo dục trong hội viên, nông dân của các cấp Hội.

- Lưu trữ, tổng hợp, biên soạn lịch sử, truyền thống phong trào nông dân và Hội Nông dân địa phương. Biên tập Bản tin nội bộ về hoạt động công tác Hội và trang Website của Hội.

- Theo dõi, nắm tình hình tư tưởng, nhận thức và tâm tư nguyện vọng, của cán bộ, hội viên, nông dân; phản ánh kịp thời và định kỳ với Tỉnh ủy (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) và Trung ương Hội; tham mưu đề xuất hướng giải quyết.

- Định hướng nội dung tập huấn bồi dưỡng cán bộ Hội (phối hợp với Trường Chính trị tỉnh) và tổ chức hoạt động nâng cao năng lực, bồi dưỡng kỹ năng về tuyên truyền giáo dục cho cán bộ làm công tác tuyên truyền.

- Theo dõi chỉ đạo thực hiện chương trình phối hợp thực hiện các chủ trương, chính sách về quốc phòng, biên giới, hải đảo, tôn giáo và dân tộc.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

 4 - Ban Kinh tế - Xã hội:

Trưởng ban: Lê Ngọc Tuấn

Phó ban: Mai Dương

Điện thoại: (0258) 3 560 929

a) Chức năng:

- Tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, các phong trào phát triển kinh tế nông thôn gắn với các hoạt động của Hội.

- Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến vấn đề gia đình, xã hội. Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực xã hội, dân số, gia đình.

b) Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, phát triển phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Phối hợp các Sở, ban, ngành và tổ chức liên quan, khai thác và phát triển các nguồn lực thuộc lĩnh vực kinh tế giúp hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng và tổng kết các mô hình điểm về phát triển kinh tế nông thôn. Tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã…).

- Đề xuất các chính sách phát triển kinh tế hộ gia đình và tham mưu về công tác dạy nghề (theo QĐ số 538-QĐ/HNDTW ngày 29/6/2015).

- Nghiên cứu, phối hợp thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe, các chương trình mục tiêu Quốc gia về an toàn giao thông; an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; an toàn thực phẩm; phòng chống HIV – AIDS; phòng chống lao; phòng chống tội phạm.

- Nghiên cứu, tham mưu các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Theo dõi hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách về hậu phương, quân đội, an ninh, quốc phòng, các hoạt động nhân đạo, từ thiện…

5 - Ban Điều hành Quỹ Hỗ Trợ nông dân.

 

Giám đốc: Lê Quốc Toàn

Phó Giám đốc: Lê Duy Vũ

Phó Giám đốc: Lê Ngọc Tuấn

Điện thoại: (0258) 3 817 805

a) Chức năng:

- Tham mưu xây dựng đề án, kế hoạch phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ về quản lý vốn và thực hiện hỗ trợ vốn của Quỹ dưới hình thức cho vay có thời hạn và không vì lợi nhuận, chủ yếu là hỗ trợ vốn cho nông dân.

- Tổ chức vận động, quản lý vốn và sử dụng các nguồn vốn theo quy định của Nhà nước và Điều lệ Quỹ.

b) Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận nguồn vốn ngân sách của Nhà nước (Trung ương, tỉnh), huy động vốn góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân dưới hình thức ủng hộ.

- Tổ chức thẩm định, tái thẩm định và xét duyệt các hồ sơ dự án vay vốn theo đúng quy định.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn và công tác kế toán của Quỹ cho thành viên Ban Điều hành Quỹ cấp tỉnh, cấp huyện.

- Theo dõi, quản lý và chỉ đạo xây dựng, phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn quỹ.

- Phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các khoản vay trong hội viên nông dân (vốn ủy thác và tín chấp).

6 - Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp:   

Giám đốc: Lê Duy Vũ

Phó Giám đốc: Nguyễn Văn Huy

Điện thoại: (0258) 3 811 779 

a) Chức năng:

- Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm, tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho nông dân; tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân.

b) Nhiệm vụ:

- Tổ chức dạy nghề  và giới thiệu việc làm cho nông dân theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp để tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân; chuyển giao các tiến bộ - khoa học, tập huấn xây dựng các chương trình, dự án mô hình sản xuất, trợ giúp pháp lý cho nông dân.

II – CÁC HUYỆN, THỊ, THÀNH HỘI

1. Hội Nông dân huyện Vạn Ninh

Chủ tịch: Võ Ngọc Thanh Sơn

Phó Chủ tịch: Phạm Thị Việt Tuyên

Điện thoại: 02583.840079 - 02583.913601 - 02583.913055

2. Hội Nông dân huyện Diên Khánh

Chủ tịch: Phạm Mạnh Hoài

Phó Chủ tịch: Lê Long Việt

Điện thoại: 0583.850523 - 0583.852356

3. Hội Nông dân huyện Khánh Vĩnh

Chủ tịch: Cao Minh Xuân

Phó Chủ tịch: Nguyễn Thùy Bích Chinh

Điện thoại: 02583.790363 - 02583.790964

4. Hội Nông dân huyện Khánh Sơn

Chủ tịch: Trần Thanh Tùng

Phó Chủ tịch: Lương Văn Quyết 

Điện thoại: 02583.869172

5. Hội Nông dân huyện Cam Lâm

Chủ tịch: Phạm Hồng Thịnh

Phó Chủ tịch: Phạm Thanh

Điện thoại: 02583.983207

6. Hội Nông dân Thị xã Ninh Hòa

 

Phó Chủ tịch Phụ trách: Nguyễn Công Tính

Phó Chủ tịch: Nguyễn Ngọc Phụng

Điện thoại: 02583.844274

7. Hội Nông dân thành phố Cam Ranh

Chủ tịch: Dương Nữ Duy Hiền

 

Phó Chủ tịch: Nguyễn Thị Hường

Điện thoại: 02583.860495

8. Hội Nông dân thành phố Nha Trang

Chủ tịch: Lê Hàng Nhật Tuấn

Phó Chủ tịch: Nguyễn Văn Hòa

Điện thoại: 02583.822741