Khánh Sơn: Quan tâm kết nối tiêu thụ nông sản
Nhiều hoạt động được tổ chức
Cứ vào sáng thứ Bảy tuần cuối tháng, bà Bo Bo Thị Phương (Tổ dân phố Hạp Cường, thị trấn Tô Hạp) lại mang gà vườn, măng le, rau rừng, chuối rừng ra bày bán tại Chợ phiên thị trấn Tô Hạp. Được duy trì từ tháng 9-2023 đến nay, chợ phiên này đã giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn trao đổi, mua bán các loại nông sản hay các mặt hàng thủ công do mình làm ra. “Chợ phiên thị trấn Tô Hạp chủ yếu là các gian hàng của đồng bào dân tộc thiểu số, với các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương, sản vật rừng như: Các loại rau sạch, rau rừng, thịt heo đen, măng le, mật ong, chuối rừng, nấm linh chi, các loại trái cây, các sản phẩm thủ công đan lát từ tre, nứa… nên thu hút được nhiều người dân trong huyện đến chợ. Ngoài ra, ở các phiên chợ còn có khách du lịch ngoài huyện, ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm và mua các sản vật của người dân”, bà Phương bày tỏ.
Trước đó, Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ III tổ chức giữa tháng 8-2024 đã thành công khi thu hút hơn 18.000 lượt khách. Các hoạt động mua bán, trao đổi nông sản đã tiêu thụ được 127 tấn nông sản của nông dân. Tại lễ hội này, huyện cũng đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản địa phương; qua đó đã có nhiều nông hộ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản với các cơ sở thu mua lớn trong và ngoài huyện… “Tôi đánh giá cao việc UBND huyện Khánh Sơn đứng ra kết nối doanh nghiệp thu mua nông sản với các nhà vườn, nông dân trên địa bàn nhằm phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản, nhất là sầu riêng Khánh Sơn khi xuất khẩu”, bà Trần Thị Kim Quy - đại diện cơ sở thu mua sầu riêng Minh Lợi (xã Sơn Bình) bày tỏ.
Tiếp tục hỗ trợ người dân
Khánh Sơn có lợi thế lớn về phát triển sản xuất nông nghiệp, với 4.911ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 3.941ha trồng cây lâu năm. Đặc biệt, trên địa bàn có 3.308ha cây ăn quả giá trị kinh tế cao, gồm: 2.600ha sầu riêng (1.700ha đã cho thu hoạch), 349ha bưởi da xanh, 38ha quýt, 51ha chôm chôm và nhiều diện tích cây ăn quả khác. Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế này, huyện Khánh Sơn đã và đang tập trung triển khai Đề án chuyển đổi, phát triển ngành nông nghiệp huyện. Trong đó, huyện tập trung hỗ trợ người dân phát triển theo hướng: Chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị, phù hợp với yêu cầu của thị trường; chuyển từ chuỗi liên kết cung ứng nông sản sang chuỗi liên kết giá trị ngành hàng. Cùng với đó, chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp chú trọng tăng sản lượng sang nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững; chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ một giá trị sang tích hợp nhiều giá trị; chuyển từ hỗ trợ đầu vào sang vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chú trọng hỗ trợ, kết nối đầu ra…
- [08/11/2024] Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện với cán bộ, hội viên nông dân huyện Khánh Sơn năm 2024
- [08/11/2024] Vượt chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững
- [07/11/2024] Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND thị xã với cán bộ, hội viên nông dân thị xã Ninh Hòa năm 2024
- [06/11/2024] Agribank Chi nhánh huyện Khánh Sơn: Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn
- [06/11/2024] Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"
- [29/10/2024] Tổ đan gùi truyền thống ở xã Ninh Tây: Cần được trợ lực để phát triển
- [28/10/2024] Tập trung phát triển cây dừa và điều trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- [28/10/2024] Nỗ lực thực hiện chương trình nông thôn mới
- [28/10/2024] Khánh Sơn - Điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư
- [24/10/2024] Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với cán bộ, hội viên nông dân huyện Vạn Ninh năm 2024