Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức các lớp tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức các lớp tuyên truyền về phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho 480 hội viên nông dân là cán bộ chi, tổ Hội, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xuất sắc, các chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố.
Quang cảnh lớp tuyên truyền tại huyện Vạn Ninh
Tại các lớp tuyên truyền, báo cáo viên đã tuyên truyền, phổ biến đến hội viên nông dân các nội dung cơ bản, hướng dẫn và triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; về tác hại của rác thải, cách phân loại rác thải, cách sử dụng chế phẩm vi sinh, cách ủ phân từ rác thải hữu cơ gia đình... Qua đó nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, hình thành thói quen phân loại rác thải ở từng cá nhân, tổ chức, giảm thiểu lượng chất thải sinh hoạt cần xử lý ra môi trường, tăng cường hoạt động tái chế, tái sử dụng, chung tay bảo vệ môi trường sống.
Quang cảnh lớp tuyên truyền tại huyện Khánh Sơn
Thông qua các lớp tập huấn nhằm tăng cường ý thức và thay đổi hành vi phân loại rác thải và để rác đúng nơi quy định của cán bộ, hội viên nông dân sẽ giúp giảm những chất thải rắn từ rác, mang lại nguồn kinh tế lớn từ các chất thải có khả năng tái chế và sử dụng lại; góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm thời gian xử lý rác thải, mang lại nhiều lợi ích từ việc tận dụng nguồn chất thải đó vào công cuộc tái chế thành các sản phầm khác có ích trong cuộc sống hằng ngày như phục vụ cho công cuộc nuôi trồng, sinh hoạt hằng ngày và còn cực kì thân thiện với môi trường.
Quang cảnh lớp tuyên truyền tại thành phố Nha Trang
Qua đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào cuộc, mọi tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm, quyết tâm cao trong việc phân loại rác thải tại nguồn và có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường; giảm lượng chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng hình thức chôn lấp, nhằm tiết kiệm quỹ đất và chi phí xử lý; góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tàn các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại; đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường.
Lê Tuấn
Tin tức khác
- [10/10/2024] "Kho vàng" trên biển Khánh Hòa: Hành trình bán ngược loài rong nho về nơi sản xuất rong nho ngon nhất thế giới (Bài 2)
- [10/10/2024] Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa: Tiếp xúc cử tri huyện Diên Khánh
- [08/10/2024] Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói: Hàng trăm câu hỏi được gửi đến hai lãnh đạo và các Bộ, ngành
- [08/10/2024] Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm và tặng quà các đồng chí nguyên lãnh đạo Hội qua các thời kỷ nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam
- [08/10/2024] Phó Chủ tịch Hội NDVN Bùi Thị Thơm: 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 là những "đầu tàu" truyền động lực làm giàu
- [18/09/2024] Huyện Khánh Sơn canh tác cây ăn quả phải gắn với giữ rừng tự nhiên
- [18/09/2024] Khánh Sơn: Vốn tín dụng chính sách: Trợ lực giúp giảm nghèo bền vững
- [18/09/2024] Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc tại tỉnh Khánh Hòa
- [16/09/2024] Chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai các tháng cuối năm
- [13/09/2024] Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Văn bản Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Nông dân tỉnh và Công ty Bảo hiểm PVI Khánh Hòa, giai đoạn 2022-2024