Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam”

| |
Để góp phần giúp hội viên nông dân phát triển nông nghiệp tuần hoàn theo hướng sinh thái, giảm thiểu phát thải khí nhà kính và cùng cộng đồng quốc tế chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”. Đến nay, sau 2 năm triển khai Dự án đã đạt được những kết quả tích cực, không chỉ trong việc bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững.

1.jpg (153 KB)

Lớp tập huấn xử lý rác thải tại xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa

Dự án có 5 mục tiêu chính, đó là: Biến rác thải hữu cơ thành nguồn tài nguyên quý, tăng thu nhập cho nông dân từ tài nguyên tác hữu cơ; giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nôn nghiệp và do thức ăn thừa; bảo vệ môi trường; cải thiện sức khỏe đất và tăng cường sức khỏe vật nuôi; nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Thực hiện Dự án, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 32 lớp tập huấn về các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường cho 540 cán bộ Hội, hội viên nông dân và nhân dân tại 03 huyện, thị xã. Qua các lớp tập huấn không chỉ trang bị cho nông dân những kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý rác thải hiệu quả mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính,100% nông dân tự nguyện cam kết áp dụng các kỹ thuật đã được học.

2.jpg (173 KB)

Hội Nông dân tỉnh tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệp mô hình xử lý rác thải 

Ngoài ra, Dự án còn tổ chức 08 sự kiện truyền thông tại các huyện, thị xã và tổ chức 06 chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình xử lý rác thải thành công tại các địa phương khác. Đây là dịp để nông dân, người dân và các tổ chức có thể trao đổi kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp thích hợp cho việc xử lý rác thải nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự kết nối trong cộng đồng và giúp nông dân áp dụng hiệu quả các kỹ thuật mới vào thực tế sản xuất.

9.png (669 KB)

Tập huấn kiến thức cho các giảng viên nguồn của Dự án xử lý rác thải tại Khánh Hòa

Đặc biệt, thực hiện Dự án, các cấp Hội Nông dân đã xây dựng được hơn 3.700 mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường. Trong đó có 550 mô hình lên men phụ phẩm làm cây trồng thức ăn chăn nuôi; hơn 600 mô hình ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng tại ruộng và xử lý gốc rạ bằng Trichoderma; 350 mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học dày; hơn 1.500 mô hình nuôi sâu canxi; gần 600 mô hình nuôi giun/trùn quế; 200 mô hình nuôi sâu can xi ngoài dự án.

3.jpg (193 KB)

Mô hình nuôi sâu can xi của anh Nguyễn Ngọc Huy – Hội viên nông dân xã Diên Thọ

Bên cạnh đó, Hội Nông dân tỉnh đã nhân rộng và xây dựng thêm được 150 mô hình, gồm: 35 mô hình lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi; 30 mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học dày; 25 mô hình ủ phân tại ruộng; 40 mô hình nuôi sâu canxi và 20 mô hình nuôi trùn quế tại 02 xã Vạn Bình (Vạn Bình), Diên Sơn (Diên Khánh). Những mô hình này không chỉ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm mà còn cung cấp các nguồn tài nguyên bổ sung cho sản xuất nông nghiệp như phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi tự chế.

4.png (1.17 MB)

Hội viên nông dân xã Ninh Thọ tham gia học hỏi mô mình nuôi giun trùn quế

Kết quả hoạt động của Dự án trong thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường và thu hút được đông đảo hội viên nông tham gia hưởng ứng; khẳng định được vai trò của các cấp Hội Nông dân trong chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường nông thôn ở địa phương.

6.jpg (303 KB)

Hiệu quả khi sử dụng nguồn phân hữu cơ phương pháp ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng

Dự án xử lý rác thải tại Khánh Hòa đã đạt được kết quả đầy ấn tượng và đáng tự hào, không chỉ thu hút sự tham gia của các giảng viên mà còn có sự đóng góp mạnh mẽ từ các hội viên nông dân địa phương. Họ cùng nhau đã tạo nên một mô hình bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng một tương lai xanh cho cộng đồng. Trong đó có 03 giảng viên đã đạt danh hiệu “Người giữ gìn tương lai xanh” với 3 sao; 02 giảng viên được trao tặng danh hiệu “Người giữ gìn tương lai xanh” với 2 sao và 03 giảng viên được vinh danh với 1 sao. Đây là những cá nhân không chỉ có tầm nhìn xa về bảo vệ môi trường mà còn luôn nỗ lực nghiên cứu và áp dụng các giải pháp hiệu quả trong việc xử lý rác thải.

7.jpg (329 KB)

Mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học dày của ông Nguyễn Anh Tuấn - xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh

Ngoài ra, Dự án còn vinh danh 05 gương nông dân tiêu biểu đạt 2 sao “Người giữ gìn tương lai xanh”, họ là những người đã tiên phong áp dụng các phương pháp xử lý rác thải trong sản xuất nông nghiệp, giúp bảo vệ môi trường sống, là tấm gương sáng, không chỉ trong việc cải thiện điều kiện sống của chính mình mà còn góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng.

10.png (1.01 MB)

Mô hình nuôi sâu can xi của ông Võ Quốc Trà, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh đạt 2 sao “Người giữ gìn tương lai xanh”

Dự án xử lý rác thải nông nghiệp tại Khánh Hòa đã chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của các mô hình xử lý rác thải hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường và phát triển nền nông nghiệp bền vững. Sau hai năm triển khai, dự án không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho nông dân, góp phần xây dựng một cộng đồng nông dân ý thức cao về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Từ đây, Khánh Hòa sẽ tiếp tục là một trong những tỉnh đi đầu trong việc xây dựng nền nông nghiệp sạch và bền vững tại Việt Nam.
 
Lê Tuấn