Người ta đang đến nhà một ông nông dân ở Khánh Hòa ăn tôm hùm, mực tươi, ngắm biển xanh, cát trắng

Anh Tiến cho biết, trước đây anh nuôi tôm hùm trên biển, qua thời gian đi làm trên biển anh khám phá được ở quê hương có nhiều cảnh rất lý tưởng như: Những hòn đá tự nhiên kết hợp núi rừng, biển xanh cát trắng rất đẹp, bên cạnh đó lại sát với làng chài của người dân đi đánh bắt hải sản phong phú, từ đó vào năm 2015 anh đã đầu tư làm mô hình du lịch cộng đồng.
Anh Tiến cho rằng, mảnh đất này rất tuyệt vời hội tụ nhiều yếu tố để hình thành phát triển, trong khi đó trước đây người dân cứ đến đây không có điểm để trải nghiệm và ở lại ngắm cảnh nên rất lãng phí.
Ban đầu anh Tiến mở theo kiểu dân dã, không ngờ khách đến nườm nượp. Trong những ngày đầu vào những dịp lễ có khoảng 300 - 400 khách/ngày, đây là niềm vui lớn anh có thêm động lực để tiếp tục triển khai ý tưởng của mình.
Khách du lịch phương Tây đang trải nghiệm, thưởng thức món tôm hùm trong khuôn viên vườn cây của gia đình anh Tiến, nông dân xã Cam Lập, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: Công Tâm

Để có thêm tiện ích, điểm riêng tư cho khách đến trải nghiệm, anh Tiến đầu tư vốn làm những căn nhà Homestay phục vụ cho khách dừng chân nghỉ lại qua đêm. Hiện tại anh có 7 căn nhà, diện tích dao động từ 13 - 45m2, được đầu tư các tiện nghi như: Nước nóng lạnh, các vật dụng cơ bản, một số máy móc liên quan,...
Khu vực của anh không những thu hút khách du lịch các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, TP.HCM mà còn thu hút du khách nước ngoài như: Châu Âu, châu Á,...từ đầu năm 2024 đến nay, lượng khách đến đây tham quan rất đông, bình quân khoảng 5.000 - 6.000 khách đến đây trải nghiệm.
Khi khách đến đây được thưởng thức các món ăn từ tôm hùm, hàu, mực tươi ngon, tận mắt thấy ngư dân đánh bắt tôm hùm, nuôi tôm hùm, chế biến tôm hùm, câu mực, câu cá đêm, cuộc sống làng chài của ngư dân vùng biển, giao lưu văn hóa bản địa, ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ở nơi đây.
Những căn nhà giúp cho khách có thể nghỉ lại nơi đây. Ảnh: Công Tâm



Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, anh Tiến trải qua rất nhiều khó khăn từ vốn đầu tư đến tiếp cận xây dựng mô hình du lịch.
Thông qua sự giới thiệu hướng dẫn của Hội Nông dân xã Cam Lập, Hội Nông dân TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) anh Tiến đã tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư sản xuất và làm mô hình. Từ một hộ khó khăn, anh Tiến đã vươn lên trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân TP.Cam Ranh cho biết, những năm qua đơn vị thường xuyên hướng dẫn, vận động các hội viên nông dân tham gia các mô hình có hiệu quả, nhất là các mô hình về du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn liền với các đặc sản OCOP của địa phương. Nhờ đó, đã thu hút nhiều hội viên, nông dân tham gia vào mô hình và tăng thêm nguồn thu nhập cho lao động vùng nông thôn. Hiện nay, mô hình du lịch cộng đồng của anh Tiến đang được xem xét đánh giá sản phẩm OCOP.
Nhiều du khách đến trải nghiệm, tham quan

- [18/06/2025] Bỏ phố biển về “ăn ngủ với núi rừng”, anh nông dân Khánh Hòa biến đất hoang thành trang trại tiền tỷ
- [10/06/2025] Một xã nông thôn mới nâng cao ở Khánh Hòa có nhà giàu lên từ nghề trồng táo to bự
- [28/05/2025] Nông dân huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa thoát nghèo nhờ trồng sầu riêng
- [19/05/2025] Nuôi bò sinh sản con nào cũng khỏe, trồng cây ăn quả vườn nào cũng đẹp, dân một xã ở Khánh Hòa thoát nghèo, vươn lên khá giả
- [15/05/2025] Khánh Hòa: Có vốn đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, nông dân Cam Lâm yên tâm mở rộng mô hình trồng cây ăn quả
- [02/10/2024] Trang trại Sản Việt: Vùng đất tươi xanh
- [02/10/2024] Làng trầm vào vụ Tết
- [30/09/2024] Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
- [30/09/2024] Đào ao thả 2 loại cá này vào, cho thiên hạ vô câu giải trí, ai ngờ ông nông dân Khánh Hòa kiếm bộn tiền
- [26/09/2024] Vô một vườn trái cây đặc sản ở Khánh Hòa, dân tình tha hồ bẻ quả ngon ăn, bận áo phao ra suối chèo thuyền