Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá
Bà Loan chia sẻ về nghề, trước đây bố mẹ làm nghề quạt lá sau đó bà tìm tòi học lại nghề này của gia đình và đến nay bà đã có thâm niên gần 40 năm. Nghề làm quạt lá trước ít người biết đến và hiện nay nghề này đang được nhân rộng, một số chị em phụ nữ đã kiếm thu nhập từ nghề này.
Nghề làm quạt lá phải trải qua rất nhiều công đoạn, đầu tiên chọn thu mua nguyên liệu, sau đó về tách ra mang phơi khoảng 2- 4 nắng, thu gom để cẩn thận rồi qua công đoạn đưa màu vào. Tiếp theo, thuê nhân công làm theo yêu cầu của khách hàng và đóng vào bao giao cho khách hàng.
Những chiếc quạt của gia đình bà Loan và công nhân nhìn rất đẹp, chắc chắn, với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, hồng,... khác nhau. Những bàn tay khéo léo của người phụ nữ làm ra cũng thuần thục theo từng công đoạn.
Quạt có kích thước từ 12 - 40cm, quạt bán với giá bình quân 4.000 đồng/chiếc, bình quân mỗi tuần xuất bán khoảng 500 chiếc. Gia đình bà đề nghị các cấp cần hỗ trợ vốn để phát triển nghề và tạo công ăn việc làm cho địa phương.
- [08/10/2024] Thứ nước đặc sệt bổ dưỡng lấy từ núi rừng Khánh Hòa được một phụ nữ bán khắp nơi
- [03/10/2024] Người ta đang đến nhà một ông nông dân ở Khánh Hòa ăn tôm hùm, mực tươi, ngắm biển xanh, cát trắng
- [02/10/2024] Trang trại Sản Việt: Vùng đất tươi xanh
- [02/10/2024] Làng trầm vào vụ Tết
- [30/09/2024] Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
- [19/09/2024] Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn
- [16/09/2024] Một nông dân vượt khó vươn lên
- [12/09/2024] Khi drone nông nghiệp cất cánh
- [09/09/2024] Sầu riêng Thành Hưng: Món quà chất lượng
- [09/09/2024] Trồng nấm theo hướng hữu cơ cho chất lượng ngon, ngọt