Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nho đen
Trước đây, nông trại của gia đình ông Sơn canh tác hoa màu, nuôi gà nhưng lợi nhuận thấp, buộc ông phải thay đổi, chuyển sang mô hình trồng nho. Khi bắt đầu chuyển đổi mô hình, ông Sơn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, năm 2020, sau khi tìm hiểu kỹ thuật trên sách báo, internet và từ những người trồng nho tại Ninh Thuận; đến tháng 10/2021, ông trồng 50 gốc nho đen cho đến nay đã hơn 70 gốc với diện tích khoảng 400 m2.
Nho đen là cây dây leo có đặc điểm chung là chùm vừa, trái to bằng hoặc nhỏ hơn nho đỏ; có màu đỏ đậm hơn màu của nho đỏ; độ ngọt khoảng bằng 80% so với nho đỏ; mỗi trái có vài hột nhỏ bên trong nhưng quan trọng là nho rất thơm; giống nho tốt, dễ trồng và dễ chăm sóc, nhanh ra bông có trái hơn những loại nho khác, thích hợp với mọi đất trồng.Để có giàn nho đạt chất lượng, ông Sơn tập trung và tỉ mỉ trong các khâu chăm sóc, cắt tỉa. Cây tương đối kháng bệnh tốt, chủ yếu là bị bọ cánh cứng ăn lá non và thường bị nấm khi mưa nhiều nên việc phòng trừ sâu bệnh cũng được ông quan tâm.
Nói về bí quyết để cây Nho đen phát triển tốt, cho năng suất cao, ông Sơn chia sẻ: “Giống nho này phải tuân theo kỹ thuật nghiêm ngặt, quan trọng nhất, phải chọn được cây giống chuẩn, cây mới phát triển đều cho năng suất, chất lượng quả ngon. Thực hiện bón phân, cắt tỉa cây, bên cạnh đó là việc phòng trừ sâu bệnh cũng phải theo định kỳ, tuân thủ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật và theo quy trình sản xuất VietGAP. Nho đen phù hợp với thời tiết nắng, khi thời tiết mưa ẩm nhiều rất dễ thối cuống, quả, các loại nấm bệnh phát triển. Để tránh ngập trũng tại khu vực trồng, nhà vườn phải đào các rãnh đất cao, thiết kế bạt phủ dưới gốc để cây có điều kiện phát triển tốt nhất”. Đối với giống nho này 1 năm có thể cho 03 vụ trái, hiện nay năng suất trung bình 01 vụ đạt 5 tạ với giá bán ra thị trường hiện nay là 70.000 đồng/kg. Hàng năm, ông cũng nhân giống nho này bằng cách chiết nhánh để cung cấp ra thị trường theo nhu cầu của khách hàng đặt.Nói về kế hoạch trong thời gian tới ông Sơn cho biết, ông sẽ tiếp tục đầu tư cho mô hình trồng Nho đen, mở rộng diện tích để tăng thu nhập. Hiện tại sau 2 năm trồng, ông Sơn đã tự tin về quy trình trồng, chăm sóc nho đen. Thời gian tới ông sẽ tiếp tục chuyển giao công nghệ, hướng dẫn người dân trồng, phát triển giống nho này.
Bằng sức lao động cùng với những nỗ lực vươn lên không ngừng, nông dân Phan Văn Sơn xứng đáng là tấm gương tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Vĩnh Hiệp. Với những kinh nghiệm quý báu trong sản xuất, ông Sơn đã giúp kinh tế gia đình vươn lên. Và hơn thế, ông còn chia sẻ, giúp đỡ bà con cùng phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống.
Hội Nông dân xã Vĩnh Hiệp
- [19/09/2024] Hội viên nông dân ở Khánh Hòa giữ nghề truyền thống làm quạt lá
- [19/09/2024] Làm giàu trên vùng đất Khánh Sơn
- [16/09/2024] Một nông dân vượt khó vươn lên
- [12/09/2024] Khi drone nông nghiệp cất cánh
- [09/09/2024] Sầu riêng Thành Hưng: Món quà chất lượng
- [26/08/2024] Vượt khó với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp vườn rừng
- [23/08/2024] Vườn cây tiền tỷ ra la liệt trái to bự của Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Khánh Hòa, lãi hơn 13 tỷ/năm
- [12/08/2024] Thoát nghèo từ nuôi dê
- [06/05/2024] 6 năm cải tạo đất cằn, vườn dừa hữu cơ đã xanh mướt
- [25/03/2024] Hợp tác xã nuôi tôm thẻ chân trắng với tỷ lệ thành công đạt 80%