HT HCM 2024.jpg (238 KB)
Vừa qua, Hội Nông dân huyện Khánh Sơn đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện với cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện năm 2024. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Đinh Văn Dũng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và đồng chí Trần Thanh Tùng - Huyện ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện; đồng chí Đường Xuân Hiền - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện; đồng chí Nguyễn Quốc Đông - Phó Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban chuyên chuyên thuộc UBND huyện; lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và hơn 70 đại biểu là cán bộ Hội Nông dân cơ sở, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân tiêu biểu đại diện cho trên 7.200 hội viên nông dân trên địa bàn huyện.
Vừa qua, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Cam Ranh đã tổ chức giải ngân cho Dự án “Nuôi tôm hùm lồng” phường Cam Linh. Tham dự buổi giải ngân có đồng chí Nguyễn Thị Hường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố; Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố cùng lãnh đạo Đảng ủy, Hội Nông dân phường và 05 hộ vay.
Không chỉ tiết kiệm chi phí đầu vào, nông dân áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây xoài còn giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Thời gian qua, để phòng chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Khánh Hòa đã hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp ứng phó.
Tiết kiệm nước tưới, khuyến khích luân canh và tuân thủ lịch thời vụ… là những khuyến cáo của cơ quan chuyên môn về một số giải pháp sản xuất vụ hè thu, vụ mùa năm 2022. Trao đổi thêm về nội dung này, ông Trần Thiện Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết:

Thời gian gần đây, bệnh khảm lá sắn (mì) xuất hiện, lây lan nhanh ở nhiều vùng sắn trên toàn tỉnh. Cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo nông dân các biện pháp xử lý.

Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đã làm cho internet và mạng xã hội đã trở nên rất quen thuộc với tất cả mọi người, một trong những mạng xã hội được sử dụng nhất hiện nay là Facebook.

Từng là hộ nghèo nhiều năm liền, nhờ cần cù lao động sản xuất, đến nay, gia đình ông Hà Văn Thương (ở tổ 4, thôn Gia Lố, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành điển hình trong phát triển kinh tế của địa phương.
Mô hình trồng sầu riêng công nghệ sinh học của anh Lê Văn Hùng ở xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đã mang lại hiệu quả bất ngờ so với cách làm truyền thống. Vụ sầu riêng này sau khi thu hoạch trừ chi phí anh lãi trên 600 triệu đồng.
Nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Ngân (sn 1987, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) đã mạnh dạn xây dựng thương hiệu và đưa sản phẩm mật ong rừng của huyện miền núi đến với các khách hàng ở thành phố lớn như Hà Hội, TP.HCM, Đà Nẵng...
Từ khi đưa vào hoạt động mô hình du lịch cộng đồng của hội viên, nông dân Nguyễn Văn Tiến, xã Cam Lập, TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) du khách đến đây ngày càng đông hơn để tham quan, trải nghiệm.

Bằng niềm đam mê như vô tận với nông nghiệp, ngót 10 năm qua, ông Nguyễn Minh Thành đã đầu tư biết bao tiền của, công sức và tâm huyết cải tạo những đồi núi hoang hóa bạc màu, đất đai cằn cỗi để gây dựng nên một trang trại xanh tươi, hữu cơ, tuần hoàn. Đó là trang trại Sản Việt ở thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa.

 
Cứ mỗi độ tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm, làng nghề trầm hương ở thôn Phú Hội 1 (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) bước vào chính vụ sản xuất các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân dịp Tết. Câu chuyện với người dân đan xen cả những thăng trầm của làng nghề và niềm hy vọng vào vụ Tết năm nay.